Công nghệ mRNA - 'Mũi tiêm kích' tiên phong của nhân loại trong điều trị các bệnh nan y

Ngân Vy
22/11/2021 17:26
D

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, công nghệ vaccine mRNA đã đạt những bước tăng trưởng mạnh trong thời gian chưa đầy 1 năm đang tạo động lực lớn cho lĩnh vực khoa học y tế trong điều trị một số căn bệnh được xem như là "vô phương" cứu chữa.

Công nghệ mRNA với thành công nổi bật trong số đó là sự ra đời của những vaccine dựa trên công nghệ mRNA của hãng dược phẩm Moderna (Mỹ) và Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức), qua đó tiếp sức hiệu quả cho cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Với thành quả ấn tượng đó, vaccine mRNA đang được các nhà khoa học kỳ vọng có tiềm năng to lớn trong việc ngăn chặn các căn bệnh nguy hiểm như HIV, ung thư hay bệnh cúm.

Vaccine công nghệ mRNA được xem như là "khắc tinh" tiên phong trong công cuộc chống dịch COVID-19 của nhân loại
Vaccine công nghệ mRNA được xem như là "khắc tinh" tiên phong trong công cuộc chống dịch COVID-19 của nhân loại.

Vaccine truyền tin RNA (mRNA) “dạy” các tế bào cách tạo protein giúp kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể của con người. Bằng cách tiêm mRNA tổng hợp, các tế bào của con người được biến thành nhà máy sản xuất vaccine theo yêu cầu, sản sinh bất kỳ loại protein nào mà chúng ta muốn hệ miễn dịch học cách nhận biết và tiêu diệt. Công nghệ này đã và đang được nghiên cứu để điều trị các bệnh khác.

Đầu tháng này, các nhà khoa học tại Đại học Yale (Mỹ) đã tạo ra một loại vaccine mRNA nguyên mẫu giúp chuột lang phòng các bệnh do bọ ve gây ra bằng cách “huấn luyện” hệ thống miễn dịch của chúng nhận biết và chống lại các protein có trong nước bọt của bọ ve.

Họ hy vọng rằng nếu được phát triển hơn nữa, loại vaccine này có thể được sử dụng để giúp con người tránh mắc bệnh Lyme nếu bị bọ ve đốt. Tuy nhiên, đây chỉ là một ví dụ về tiềm năng của vaccine mRNA.

Xét về tiềm năng thay đổi thế giới, vaccine mRNA có hai đặc điểm chính: Chế phẩm này được sản xuất nhanh chóng, thể hiện qua tốc độ mà Pfizer/BioNTech và Moderna ra mắt các vaccine trong thời gian nhanh kỷ lục, và về bản chất là rất linh hoạt.

Như Hiệp hội Cao đẳng Y tế Mỹ (AAMC) đã nhận định vào tháng 3, công nghệ mRNA sản xuất vaccine có tiềm năng điều trị các bệnh như sốt rét và xơ nang, bệnh lao và viêm gan B.

Các nhà khoa học sẽ phải sửa đổi các sợi RNA khi cần thiết để đối phó với các kháng nguyên khác nhau do mỗi mầm bệnh tạo ra. Vaccine mRNA giúp các nhà khoa học có thể tạo ra “vũ khí chuyên dụng hơn” dựa trên kiến thức chi tiết về các đặc điểm cụ thể của “kẻ thù”.

Đơn cử như bệnh cúm, hiện tại có 4 chủng virus cúm đang lưu hành, mỗi loại đều phát triển nhanh chóng nên vaccine của năm trước sẽ mất tác dụng. Trong khi đó, các nhà sản xuất cần ít nhất 6 tháng để sản xuất vaccine - một quá trình tốn nhiều công sức liên quan đến việc phát triển virus giảm độc lực bên trong hàng triệu quả trứng gà.

Thành phẩm cuối cùng, mặc dù hầu như luôn an toàn, nhưng có tỷ lệ phòng bệnh không thực sự cao. Ngược lại, vaccine mRNA về lý thuyết có thể được thiết kế để chống lại cả 4 chủng virus cúm một cách hiệu quả và được nhanh chóng điều chỉnh khi cần thiết nếu virus cúm biến đổi.

Ngoài ra, trong khi các vaccine truyền thống phải nhắm trúng mục tiêu chính xác để tiêu diệt “kẻ xâm nhập” nhất định, vaccine mRNA có thể tấn công nhiều vị trí khác nhau của virus cúm cùng lúc.

Ngoài việc hỗ trợ con người trong nỗ lực chống lại bệnh cúm, vaccine mRNA cũng có thể là “nhân tố thay đổi cuộc chơi” trong cuộc chiến chống ung thư. Vaccine HPV, bảo vệ cơ thể khỏi loại virus gây ung thư tử cung, đã giúp đẩy lùi hàng nghìn trường hợp ung thư mỗi năm. Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng vaccine công nghệ mRNA có thể được dùng để phòng ngừa bệnh ung thư.

Cũng giống như vaccine mRNA có thể giúp hệ thống miễn dịch của con người nhận ra và tiêu diệt các protein liên quan đến các mầm bệnh nguy hiểm và về lý thuyết, chúng có thể được phát triển để xác định và loại bỏ các protein liên quan đến tế bào ung thư – thậm chí ngay cả các tế bào ung thư.

Thành công của công nghệ mRNA cũng đang mở ra quyền hy vọng cho nhân loại với các bệnh nan y hiện nay
Thành công của công nghệ mRNA cũng đang mở ra quyền hy vọng cho nhân loại với các bệnh nan y hiện nay.

Theo TS. Norbert Pardi tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), một vaccine ngăn chặn ung thư thành công sẽ tạo ra phản ứng mạnh mẽ của tế bào T, đặc biệt là với tế bào T CD8 +, có khả năng tiêu diệt tế bào ác tính. Vaccine chống ung thư sẽ được tiêm cho bệnh nhân bị ung thư với hy vọng rằng các tế bào T được vaccine kích hoạt sẽ loại bỏ các tế bào khối u.

Trong khi đó, triển vọng phát triển vaccine mRNA ngừa HIV được cho là khả thi dù vẫn còn rất nhiều thách thức cần phải vượt qua. Thách thức lớn hiện nay là chưa có ứng cử viên vaccine nào được phát triển tới thời điểm này có thể tạo ra các kháng thể trung hòa để đối phó với virus HIV trong các tế bào đích.

Các nhà khoa học hy vọng rằng vaccine mRNA sẽ tạo ra chất sinh miễn dịch (một loại kháng nguyên tạo ra phản ứng miễn dịch) tương tự như virus HIV và có thể giúp cơ thể phát triển các kháng thể trung hòa chống lại virus này.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để nghiên cứu vấn đề này và dường như vaccine HIV sử dụng công nghệ mRNA hiện không phải là lựa chọn trong tương lai gần.

Ông Derek Cain, thuộc Viện vaccine cho người của Đại học Duke (Mỹ) nhận định: “Chúng tôi tin chắc rằng vaccine HIV sẽ là loại vaccine phức tạp nhất từng đưa vào sử dụng trong cộng đồng. Chúng tôi không mong đợi chế phẩm này hoạt động 100% hoặc 90% giống như vaccine ngừa COVID-19, nhưng ngay cả khi chúng tôi có thể đạt được 50-60% thì đó cũng là một thành công; 70% sẽ là mức tuyệt vời”.

Tương lai cho công nghệ mRNA vẫn có thể đối mặt với nhiều thách thức. Mặc dù các vaccine ngừa COVID-19 cho đến nay không gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng trên diện rộng, nhưng điều này có thể không đúng với các vaccine mRNA khác và đòi hỏi cần có thêm nhiều nghiên cứu về vấn đề này.

Ngoài ra, còn có các yếu tố liên quan tới vấn đề logistics cần được xem xét. Các sự cố gây gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 gây ra có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu.

Các chuyên gia lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của vaccine mRNA bởi chúng phải được vận chuyển trong điều kiện rất sạch và được bảo quản ở nhiệt độ cực thấp.

Trong khi đó, những thông tin sai lệch về vaccine mRNA cũng ảnh hưởng tiêu cực đến công tác tiêm chủng. Một vấn đề lớn nữa là để sản xuất vaccine mRNA đòi hỏi các chính phủ và doanh nghiệp phải có sự đầu tư lớn vào công nghệ sinh học.

Do đó, các nhà khoa học cảnh báo vaccine mRNA không phải là giải pháp dễ dàng và nhanh chóng để đối phó với các đại dịch trong tương lai. Việc đảm bảo năng lực sẵn sàng ứng phó dịch bệnh đòi hỏi những đầu tư lớn vào công tác giám sát và theo dõi virus, chủ động thử nghiệm lâm sàng vaccine chống virus có khả năng gây đại dịch, công nghệ chẩn đoán mới, cũng như phương pháp điều trị kháng virus phổ rộng.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Sẽ sớm có công nghệ nước siêu tinh khiết mới?

Sẽ sớm có công nghệ nước siêu tinh khiết mới?

MOST: Hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời dưới dạng lỏng

MOST: Hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời dưới dạng lỏng

Bé trai tài năng hơn bé gái - Định kiến giới vẫn còn tồn tại nặng nề trên thế giới

Bé trai tài năng hơn bé gái - Định kiến giới vẫn còn tồn tại nặng nề trên thế giới

Máy bay không người lái có thể mô phỏng lại hoạt động của chim

Máy bay không người lái có thể mô phỏng lại hoạt động của chim

Hệ thống miễn dịch bẩm sinh bảo vệ trẻ em ít bị nhiễm COVID-19 thể nặng

Hệ thống miễn dịch bẩm sinh bảo vệ trẻ em ít bị nhiễm COVID-19 thể nặng

COVID-19 là phần lớn nguyên nhân dẫn đến hội chứng trầm cảm ở người bệnh

COVID-19 là phần lớn nguyên nhân dẫn đến hội chứng trầm cảm ở người bệnh

Công bố kết quả giải trình tự 1.000 hệ gene người Việt: Giúp điều trị y tế chính xác hơn

Công bố kết quả giải trình tự 1.000 hệ gene người Việt: Giúp điều trị y tế chính xác hơn

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm mức độ cao khiến bộ não người có thể bị lão hoá thêm 15 năm

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm mức độ cao khiến bộ não người có thể bị lão hoá thêm 15 năm

Vật liệu chống cháy - Công trình đưa tên tuổi Tiến sĩ người Việt trở thành nhà khoa học hàng đầu Australia

Vật liệu chống cháy - Công trình đưa tên tuổi Tiến sĩ người Việt trở thành nhà khoa học hàng đầu Australia

Công nghệ tái tạo hoàn toàn bằng tái chế pin EV được phát triển đầu tiên trên thế giới

Công nghệ tái tạo hoàn toàn bằng tái chế pin EV được phát triển đầu tiên trên thế giới

Trái đất vẫn tăng thêm 2,4 độ C bất chấp COP26 được thực thi trên toàn cầu

Trái đất vẫn tăng thêm 2,4 độ C bất chấp COP26 được thực thi trên toàn cầu

Các nhà khoa học tìm cách kiểm soát và khai thác sức mạnh của bão

Các nhà khoa học tìm cách kiểm soát và khai thác sức mạnh của bão

Tin mới cập nhật

 Đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh ra sao?

Đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh ra sao?

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tham gia xử lý sở hữu chéo

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tham gia xử lý sở hữu chéo

100.000 tỷ đồng được KBNN gửi tại Vietcombank, BIDV, VietinBank

100.000 tỷ đồng được KBNN gửi tại Vietcombank, BIDV, VietinBank

CellphoneS nâng cấp quyền lợi cho Smember

CellphoneS nâng cấp quyền lợi cho Smember

MyTV đã ‘lội ngược dòng’ như thế nào?

MyTV đã ‘lội ngược dòng’ như thế nào?

Chip M4 mạnh mẽ như thế nào?

Chip M4 mạnh mẽ như thế nào?

Microchip ra mắt bộ chuyển đổi DC-DC 50W cho vệ tinh quỹ đạo thấp

Microchip ra mắt bộ chuyển đổi DC-DC 50W cho vệ tinh quỹ đạo thấp

 Đại học Quốc gia TP.HCM mở đợt tuyển dụng thứ hai của chương trình VNU350

Đại học Quốc gia TP.HCM mở đợt tuyển dụng thứ hai của chương trình VNU350

Kaspersky ra mắt dòng sản phẩm mới dành cho doanh nghiệp

Kaspersky ra mắt dòng sản phẩm mới dành cho doanh nghiệp

Keysight RFPro Circuit: công cụ mô phỏng mạch tần số vô tuyến thế hệ mới cho các nhà thiết kế chip RFIC

Keysight RFPro Circuit: công cụ mô phỏng mạch tần số vô tuyến thế hệ mới cho các nhà thiết kế chip RFIC

Khám phá xe điện BYD: Bản giao hưởng của thiết kế, sự đổi mới và công nghệ vượt trội

Khám phá xe điện BYD: Bản giao hưởng của thiết kế, sự đổi mới và công nghệ vượt trội

Innodisk ra mắt giải pháp MIPI over Type-C đột phá mới

Innodisk ra mắt giải pháp MIPI over Type-C đột phá mới

Tin đọc nhiều

COVID-19 là phần lớn nguyên nhân dẫn đến hội chứng trầm cảm ở người bệnh

COVID-19 là phần lớn nguyên nhân dẫn đến hội chứng trầm cảm ở người bệnh

Công bố kết quả giải trình tự 1.000 hệ gene người Việt: Giúp điều trị y tế chính xác hơn

Công bố kết quả giải trình tự 1.000 hệ gene người Việt: Giúp điều trị y tế chính xác hơn

Bước đột phá lớn trong việc sản xuất Lithium từ chất thải nhiên liệu hóa thạch

Bước đột phá lớn trong việc sản xuất Lithium từ chất thải nhiên liệu hóa thạch

Hé lộ những bí ẩn trong thư gửi thế hệ mai sau ở Nhà máy Thủy điện Hòa Bình

Hé lộ những bí ẩn trong thư gửi thế hệ mai sau ở Nhà máy Thủy điện Hòa Bình

NASA phát hiện tiểu hành tinh bay qua Trái Đất thứ 1000

NASA phát hiện tiểu hành tinh bay qua Trái Đất thứ 1000

Con người - Động vật bậc cao nhất nhưng lại cô đơn nhất trên hành tinh của mình

Con người - Động vật bậc cao nhất nhưng lại cô đơn nhất trên hành tinh của mình

Quasar: Những 'đèn hiệu' cực sáng trong Vũ trụ

Quasar: Những 'đèn hiệu' cực sáng trong Vũ trụ

Phương trình Einstein '100 năm tuổi' lần đầu tiên được sử dụng để tạo ra vật chất từ ánh sáng

Phương trình Einstein '100 năm tuổi' lần đầu tiên được sử dụng để tạo ra vật chất từ ánh sáng

Virus SARS-CoV-2 xuất hiện từ bao giờ?

Virus SARS-CoV-2 xuất hiện từ bao giờ?

Việt Nam nuôi cấy và phân lập thành công virus corona mới

Việt Nam nuôi cấy và phân lập thành công virus corona mới

Video xem nhiều

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019