Người béo phì rơi vào thế nguy hiểm khi Virus SARS-CoV-2 tấn công vào mô mỡ

Thế Kiên
15/12/2021 17:00
D

Từ đầu đại dịch COVID-19 đến nay, các nhà khoa học nhận thấy những người thừa cân hoặc béo phì có khả năng chuyển bệnh nặng và tử vong nhiều hơn sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Mặc dù những bệnh nhân như vậy thường có bệnh nền như tiểu đường và tim mạch làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 thể nặng, nhưng các nhà khoa học ngày càng tin rằng tình trạng dễ bị tổn thương của họ có liên quan đến thể trạng béo phì.

Giờ đây, giới nghiên cứu đã phát hiện rằng virus SARS-CoV-2 lây nhiễm vào cả tế bào mỡ lẫn một số tế bào miễn dịch nhất định nằm trong lớp mỡ cơ thể, gây ra phản ứng phòng vệ có hại cho cơ thể.

Tiến sĩ Philipp Scherer, nhà nghiên cứu về tế bào mỡ tại Trung tâm Y tế UT Southwestern (Mỹ) song không tham gia vào nghiên cứu trên, nhấn mạnh: 'Thật vậy, virus có thể lây nhiễm trực tiếp vào các tế bào mỡ. Chúng không hề dừng lại ở mô mỡ mà sẽ ảnh hưởng đến những mô xung quanh nữa'.


Hầu hết người Mỹ trưởng thành bị thừa cân và có đến 42% bị béo phì. Ảnh: nbcnews.com

Trong khi đó, Giáo sư về miễn dịch học Vishwa Deep Dixit tại Trường Y Yale cho biết: 'Đó có thể là điểm yếu mà virus lợi dụng để trốn tránh các phản ứng miễn dịch bằng cách ẩn náu ở mô mỡ'.

Theo báo New York Times, nghiên cứu trên vừa được Giáo sư Catherine Blish tại Trung tâm Y tế Đại học Standford cùng các đồng nghiệp ở Đức và Thuỵ Sĩ công bố trên kho dữ liệu nghiên cứu trực tuyến hồi tháng 10.

Nếu kết quả trên được hội đồng chuyển gia công nhận, nó sẽ làm sáng tỏ không chỉ lý do vì sao những bệnh nhân thừa cân lại dễ nhiễm virus mà còn về việc một số người trẻ tuổi không có nguy cơ bệnh lý khác lại bị tổn thương nặng vì COVID-19.

Phát hiện này đặc biệt gây chú ý tại Mỹ - quốc gia có tỉ lệ béo phì cao nhất thế giới. Hầu hết người Mỹ trưởng thành bị thừa cân và có đến 42% bị béo phì.

Ở Mỹ, người da đen, người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa và người Alaska bản địa có tỷ lệ béo phì cao hơn người da trắng và người Mỹ gốc Á. Họ cũng bị ảnh hưởng nặng hơn bởi đại dịch với tỉ lệ tử vong gần gấp đôi người Mỹ da trắng.

Mỡ trong cơ thể từng được coi là chất trơ - một dạng tích trữ. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện nay hiểu rõ rằng mô này cũng hoạt động sinh học, tạo ra các hormone và protein của hệ thống miễn dịch hoạt động trên các tế bào khác, thúc đẩy trạng thái dai dẳng của tình trạng viêm mức độ thấp ngay cả khi không bị nhiễm trùng.

Viêm là phản ứng của cơ thể đối với virus 'xâm lược', và đôi khi nó có thể mạnh mẽ đến mức gây hại hơn cả loại virus kích hoạt nó.

Mô mỡ được cấu tạo chủ yếu từ các tế bào mỡ hay còn gọi là tế bào mỡ. Nó cũng chứa tiền tế bào mỡ, trưởng thành thành tế bào mỡ và nhiều loại tế bào miễn dịch, bao gồm một loại gọi là đại thực bào mô mỡ.

Tiến sĩ Blish cùng các đồng nghiệp đã thực hiện hàng loạt thí nghiệm để xem liệu mô mỡ thu được từ bệnh nhân phẫu thuật béo phì có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 hay không, đồng thời theo dõi phản ứng của các loại tế bào khác nhau.

Kết quả, các nhà khoa học phát hiện ra rằng bản thân các tế bào mỡ có thể bị nhiễm trùng nhưng không bị viêm nặng. Nhưng một số tế bào miễn dịch được gọi là đại thực bào cũng có thể bị nhiễm bệnh và chúng phát triển phản ứng viêm mạnh mẽ. Lạ hơn nữa, các tiền tế bào mỡ không bị nhiễm trùng nhưng góp phần tạo phản ứng viêm.

Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành lấy mô mỡ từ thi thể các bệnh nhân ở châu Âu tử vong vì COVID-19 và tìm thấy virus SARS-CoV-2 trong mô mỡ xung quanh các cơ quan nội tạng.

Thế nhưng, ý tưởng cho rằng mô mỡ có thể đóng vai trò như một ổ chứa mầm bệnh không phải là mới. Mỡ cơ thể được từng được phát hiện chứa virus HIV và virus cúm.

Theo đó, SARS-CoV-2 dường như có thể trốn tránh các hệ thống miễn dịch của chất béo trong cơ thể, vốn đã bị hạn chế và không có khả năng chống lại mầm bệnh một cách hiệu quả. Và ở những người béo phì, họ có rất nhiều mỡ trong cơ thể.

Tiến sĩ David Kass, Giáo sư tim mạch tại Đại học Johns Hopkins, cho biết một người đàn ông có cân nặng lý tưởng là 77kg nhưng nếu nặng 113kg thì anh ta sẽ thừa ra lượng mỡ đáng kể mà virus có thể ẩn náu trong đó, tái tạo và kích hoạt phản ứng phá hủy hệ miễn dịch.

'Nếu bạn thực sự rất béo, mỡ chính là cơ quan riêng lẻ lớn nhất trong cơ thể bạn', Tiến sĩ Kass nói. Theo ông, virus SARS-CoV-2 có thể tấn công vào mô mỡ và lưu trú tại đó. Mô mỡ sẽ trở thành một "hồ chứa" của virus gây COVID-19.

Ngoài ra, nhóm tác giả còn nghi ngờ lớp mỡ nhiễm virus có thể gây ra chứng 'COVID-19 kéo dài' trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi hồi phục COVID-19. Dữ liệu này cũng đề xuất việc sản xuất vaccine và điều trị COVID-19 cần chú ý đến cân nặng và tỉ lệ mỡ của người bệnh.

Tiến sĩ Barry Popkin, Giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Bắc Carolina đánh giá bài báo này là một lời cảnh tỉnh khác cho ngành y tế để xem xét sâu hơn các vấn đề của những người thừa cân và béo phì.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Elon Musk và Neuralink: Cấy chip não và triển vọng tương lai

Elon Musk và Neuralink: Cấy chip não và triển vọng tương lai

 Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới

Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới

Tại sao mống mắt được thu thập làm dữ liệu căn cước

Tại sao mống mắt được thu thập làm dữ liệu căn cước

Có thể tạo ra 'cấu trúc giống phôi người' mà không cần sử dụng trứng hoặc tinh trùng

Có thể tạo ra 'cấu trúc giống phôi người' mà không cần sử dụng trứng hoặc tinh trùng

Mặt trăng có lực hấp dẫn mạnh đến mức có thể gây ra động đất trên Trái đất

Mặt trăng có lực hấp dẫn mạnh đến mức có thể gây ra động đất trên Trái đất

Robot 'đổ mồ hôi'

Robot 'đổ mồ hôi'

Neuralink của Elon Musk và Triển vọng Cấy ghép Não Người

Neuralink của Elon Musk và Triển vọng Cấy ghép Não Người

Sau khi "chết hụt", con người sẽ thông minh hơn?

Sau khi "chết hụt", con người sẽ thông minh hơn?

Cánh cửa khoa học nào tiếp nối quá khứ và tương lai?

Cánh cửa khoa học nào tiếp nối quá khứ và tương lai?

Độ sâu của Đại dương là bao nhiêu?

Độ sâu của Đại dương là bao nhiêu?

Thở để mở khóa điện thoại

Thở để mở khóa điện thoại

Phát hiện kinh ngạc về số lượng kiến trên Trái Đất

Phát hiện kinh ngạc về số lượng kiến trên Trái Đất

Tin mới cập nhật

Cùng Lazada khuấy động mùa hè với “Sale to khỏi so”

Cùng Lazada khuấy động mùa hè với “Sale to khỏi so”

TP.HCM muốn thí điểm mô hình phát triển kinh tế số

TP.HCM muốn thí điểm mô hình phát triển kinh tế số

Bệnh viện Tâm Anh cam kết đền bù thiệt hại nếu có sự cố về môi trường tại chung cư Sunrise City

Bệnh viện Tâm Anh cam kết đền bù thiệt hại nếu có sự cố về môi trường tại chung cư Sunrise City

Phát động Cuộc thi Marketing xã hội Social Pioneers 2024

Phát động Cuộc thi Marketing xã hội Social Pioneers 2024

mini app GoBus TPHCM ghi nhận lượt tải cao kỷ lục

mini app GoBus TPHCM ghi nhận lượt tải cao kỷ lục

Quảng Trị: Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Vì Hoà bình năm 2024

Quảng Trị: Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Vì Hoà bình năm 2024

AI là nguyên nhân tích cực cho việc tấn công mạng, lừa đảo trực tuyến gia tăng

AI là nguyên nhân tích cực cho việc tấn công mạng, lừa đảo trực tuyến gia tăng

Thềm băng lớn nhất ở nam cực đang hoạt động kỳ lạ

Thềm băng lớn nhất ở nam cực đang hoạt động kỳ lạ

Tác động của AI đến nghệ thuật đương đại

Tác động của AI đến nghệ thuật đương đại

Dyson Airstrait: Niềm tự hào mới

Dyson Airstrait: Niềm tự hào mới

FPT Software lần đầu nhận danh hiệu 'Major Contender'

FPT Software lần đầu nhận danh hiệu 'Major Contender'

Sài Gòn Summit 2024: Phác thảo tương lai công nghệ Việt Nam

Sài Gòn Summit 2024: Phác thảo tương lai công nghệ Việt Nam

Tin đọc nhiều

Các nhà thiên văn học nhận được tín hiệu vô tuyến lạ được phát đi từ Trung tâm Dải ngân hà

Các nhà thiên văn học nhận được tín hiệu vô tuyến lạ được phát đi từ Trung tâm Dải ngân hà

Tướng tay theo 'Khoa học nhân dạng'

Tướng tay theo 'Khoa học nhân dạng'

Âm nhạc của Mozart có tác động tích cực lên não của người mắc bệnh động kinh

Âm nhạc của Mozart có tác động tích cực lên não của người mắc bệnh động kinh

Ngày kính viễn vọng James Webb ‘nhìn xuyên quá khứ’ đi vào không gian tiếp tục bị trì hoãn

Ngày kính viễn vọng James Webb ‘nhìn xuyên quá khứ’ đi vào không gian tiếp tục bị trì hoãn

Phát hiện mới của nền văn hóa Pompeii cổ đại

Phát hiện mới của nền văn hóa Pompeii cổ đại

NASA phát hiện Trái đất đang giữ lượng nhiệt lớn chưa từng có: "Đó thực sự là một tin xấu"

NASA phát hiện Trái đất đang giữ lượng nhiệt lớn chưa từng có: "Đó thực sự là một tin xấu"

Khoáng chất hiếm santabarbaraite bất ngờ được tìm thấy trên sinh vật sống có hàm răng kim loại siêu cứng

Khoáng chất hiếm santabarbaraite bất ngờ được tìm thấy trên sinh vật sống có hàm răng kim loại siêu cứng

Đây mới là tình bạn bền vững nhất trên Trái đất: 250 triệu năm vẫn bên nhau không rời

Đây mới là tình bạn bền vững nhất trên Trái đất: 250 triệu năm vẫn bên nhau không rời

Loài bướm đêm khổng lồ này nặng tới mức không thể tự bay, con cái chỉ nằm chờ con đực tìm thấy mình

Loài bướm đêm khổng lồ này nặng tới mức không thể tự bay, con cái chỉ nằm chờ con đực tìm thấy mình

Phân cá có thể sẽ trở thành nguồn năng lượng mới cho robot hoạt động dưới nước

Phân cá có thể sẽ trở thành nguồn năng lượng mới cho robot hoạt động dưới nước

Video xem nhiều

Mazda2 2021 Collection ra mắt Thái Lan: Bản nâng cấp vượt trội về công nghệ

Mazda2 2021 Collection ra mắt Thái Lan: Bản nâng cấp vượt trội về công nghệ

Isuzu Mu-X 2021 hoàn toàn mới: Thiết kế hiện đại và đầy công nghệ

Isuzu Mu-X 2021 hoàn toàn mới: Thiết kế hiện đại và đầy công nghệ

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

Cô bé 14 tuổi tìm ra giải pháp mới xóa điểm mù trên xe hơi

Cô bé 14 tuổi tìm ra giải pháp mới xóa điểm mù trên xe hơi

Cận cảnh Fujifilm X-Pro3 thiết kế hoài cổ thách thức thời gian

Cận cảnh Fujifilm X-Pro3 thiết kế hoài cổ thách thức thời gian

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống ngành Bưu điện (15/8/1945 - 15/8/2019)

Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống ngành Bưu điện (15/8/1945 - 15/8/2019)

Mặt nạ LG Derma LED mask - Thiết bị làm đẹp da cá nhân

Mặt nạ LG Derma LED mask - Thiết bị làm đẹp da cá nhân

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019